Trần Quyết Chiến 'thoát hiểm' ngoạn mục tại giải vô địch billiards carom Cúp quốc gia
Những bài học tưởng chừng chỉ có cấp tiểu học, nhưng học sinh lớn nhất trong lớp cũng vừa bước qua tuổi 33. Không lương, không thưởng, không đồng nghiệp, chỉ có sự cần mẫn và yêu học sinh là thứ mà giữ "bà giáo" hằng ngày đến với lớp học tình thương. Bằng tất cả sự thấu cảm của mình, "bà giáo" đã mở ra cuộc đời mới cho nhiều học sinh "đặc biệt" trong lớp học đặc biệt của mình.BMW X3 số sàn ít thấy tại Việt Nam, rao giá chưa tới 200 triệu đồng
Ngày 13.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn (gọi tắt là Tổ công tác đặc biệt).Tổ công tác đặc biệt do ông Nguyễn Văn Được làm Tổ trưởng, các phó chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ phó. Thành viên tổ công tác đặc biệt còn lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan các nội dung khó khăn, vướng mắc đối với khu đất, công trình, dự án cần rà soát, tháo gỡ.Tổ công tác đặc biệt có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện 112 ngày 6.11.2024 của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.Đồng thời, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn thành phố nhằm khơi thông nguồn lực phát triển; kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo đúng quy định.Sở Tài chính là cơ quan thường trực, giúp việc tổ công tác. Một phó chánh văn phòng UBND TP.HCM trực tiếp tham mưu thường trực UBND TP.HCM công tác chỉ đạo, điều hành tổ công tác cũng như chủ động thành lập bộ phận giúp việc để tổng hợp hồ sơ phục vụ các cuộc họp.Tổ công tác đặc biệt này của UBND TP.HCM thay thế cho 2 tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư và các dự án tồn đọng, dừng thi công được thành lập năm 2023 và năm 2024. Hồi cuối năm 2024, UBND TP.HCM phân công Thường trực UBND TP.HCM theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công.Trong đó có những dự án kéo dài hàng chục năm như công viên Sài Gòn Safari (H.Củ Chi), công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh).Ngoài ra, còn có những dự án, khu đất đang bỏ trống, lãng phí như khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, khu đất số 2 - 4 - 6 Nguyễn Huệ, khu đất thương xá Tax cũ (Q.1), khu chung cư tái định cư 3.790 căn ở Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), 953 căn hộ chung cư tại khu dân cư Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh)...
Hà Nội 'khát' bãi đỗ ô tô: 'Xẻ thịt' lòng đường để trục lợi
Từng ghi dấu ấn tại Tokyo Marathon 2024, năm nay Hứa Thuận Long tiếp tục bước vào giai đoạn tập luyện cao độ, không ngừng nâng cao thể lực và kỹ thuật để sẵn sàng cho thử thách sắp tới.Hứa Thuận Long là một vận động viên marathon nổi bật của Việt Nam, hiện đang thi đấu cho đội tuyển Bình Dương. Anh bắt đầu sự nghiệp chạy bộ từ năm 2017 và nhanh chóng khẳng định tài năng trong cộng đồng chạy bộ. Tháng 3.2024, anh tham dự Tokyo Marathon và hoàn thành cuộc đua với thời gian 2 giờ 29 phút 55 giây, thiết lập kỷ lục cá nhân mới và đứng thứ 183 trong tổng số 38.000 vận động viên tham gia. Sau khi đạt thành tích ấn tượng tại Tokyo Marathon 2024, Hứa Thuận Long tiếp tục đặt mục tiêu cải thiện thành tích tại mùa giải 2025. Để đạt được điều đó, anh duy trì chế độ tập luyện nghiêm ngặt với tổng cự ly tích luỹ lên đến 200km mỗi tuần.Cường độ tập luyện này giúp anh nâng cao sức chịu đựng, cải thiện tốc độ và duy trì phong độ trước ngày thi đấu. Bên cạnh số km tích lũy, Thuận Long còn kết hợp các bài tập tăng cường sức mạnh và kỹ thuật chạy nhằm tối ưu hiệu suất thi đấu.Với cường độ vận động cao, cơ thể mất nước nhanh qua mồ hôi. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, giảm sức bền và có nguy cơ chuột rút. Vì vậy, Hứa Thuận Long đặc biệt chú trọng việc bù nước cho cơ thể với Pocari Sweat - thức uống bổ sung ion đến từ tập đoàn dược phẩm hàng đầu Nhật Bản. Nhờ thành phần và nồng độ tương tự dịch cơ thể, Pocari Sweat giúp bù nước nhanh gấp 2,2 lần so với nước thông thường, hỗ trợ anh duy trì phong độ ổn định trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ thể lực đến dinh dưỡng, Hứa Thuận Long đang hướng đến Tokyo Marathon 2025 với quyết tâm cao độ. Sự kiện này không chỉ là một thử thách về thể chất mà còn là cơ hội để anh khẳng định bản thân trên đấu trường quốc tế. Hãy cùng chờ đón màn trình diễn ấn tượng của anh tại Tokyo Marathon sắp tới!Tokyo Marathon là một trong bảy giải chạy danh giá lớn nhất hành tinh. Giải đấu này có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt với 300.000 lượt đăng ký mỗi năm, nhưng chỉ có 38.000 suất tham dự. Vì vậy, việc Hứa Thuận Long và Hoàng Thị Ngọc Hoa vinh dự góp mặt tại giải đấu nổi tiếng thế giới này không chỉ là cột mốc đáng nhớ mà còn là thành tựu đáng tự hào, minh chứng cho nỗ lực và quyết tâm bền bỉ của họ.Suốt 18 năm liên tiếp tự hào là đối tác chính thức của Tokyo Marathon, với thông điệp "SWEAT for the BETTER", Pocari Sweat tự hào đồng hành cùng các vận động viên trong hành trình truyền cảm hứng, khuyến khích mọi người không ngừng cố gắng, vượt qua mọi giới hạn để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Pocari Sweat cũng hy vọng sẽ luôn là bạn đồng hành sát cánh với hàng ngàn vận động viên bứt phá bản thân và vươn tới vinh quang.Theo dõi thêm thông tin về các hoạt động của Pocari Sweat Việt Nam tại:
Joshua (tên VN là Trần Luân Vũ) bắt đầu làm quen với việc nấu nướng từ năm 10 tuổi, khi mẹ nuôi người Huế dạy anh chế biến những món ăn đặc trưng của miền Trung. Món ăn đầu tiên anh học là bánh bột lọc trần, với phần vỏ dai và nhân tôm thịt thơm ngon. Sau đó, Joshua tiếp tục học cách chế biến bún bò Huế, một món ăn nổi tiếng với hương vị đậm đà.Dần dần, Joshua học nấu và thành thạo với các món kho, rim đơn giản nhưng đậm đà hương vị đặc trưng VN như: thịt kho mắm ruốc, cá kho nghệ…Điều khiến Joshua yêu thích ẩm thực Việt là sự đa dạng, phong phú. Không chỉ học các món truyền thống Huế, anh còn rất thích trải nghiệm những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau như: lẩu riêu cua bắp bò miền Bắc, mì Quảng gà chọi, hay bún riêu cá Quy Nhơn (Bình Định)..."Mỗi vùng miền ở VN đều có món ăn đặc trưng và mình muốn khám phá tất cả chúng. Việc thử những món ăn khác nhau là điều rất thú vị", Joshua chia sẻ.Là người Mỹ nhưng lại rất yêu thích ẩm thực Việt, Joshua nhận thấy có nhiều sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực này. Anh ấn tượng với sự phong phú của các loại rau, thịt, trái cây và gia vị khi đi chợ ở VN, điều ít thấy ở Mỹ.Joshua cảm thấy rất dễ hòa nhập và yêu thích món ăn Việt, xem chúng là phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Phở, bánh mì, bánh xèo hay cà phê sữa đá… là những món ăn quen thuộc với anh từ khi còn sống ở Mỹ.Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Joshua là những cái tết ở VN. Với 13 lần đón tết tại nhiều vùng miền, Joshua đã được thưởng thức những mâm cỗ cúng giao thừa đa dạng và phong phú, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng biệt."Mỗi dịp tết, mình luôn nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua. Đó là món ăn không thể thiếu trong dịp tết, giúp mình kết nối với văn hóa Việt", Joshua nói.Nhìn lại chặng đường nấu ăn của mình, Joshua cảm thấy tự hào về những gì đã học được. Anh không chỉ biết chế biến các món ăn VN mà còn thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của chúng. Đối với anh, nấu ăn là cách để gắn kết với con người và cuộc sống VN, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm sống.
Vượt sóng lớn đến với chiến sĩ Nhà giàn DK1/10
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.